
Yoga không phải là những kiến thức huyền bí mù mờ mà Yoga là
một bộ môn khoa học cực kỳ tinh tế. Nó gồm một hệ thống các luật định
nhằm mục đích tráng kiện thân thể, phát triển trí tuệ, khai thông tâm
thức. Từ yoga có nguồn gốc từ tiếng Phạn là yuj , có nghĩa là “hợp nhất
lại” hoặc “kết nối lại”. Trong thuật ngữ triết học thì sự hợp nhất giữa
cá nhân (jivatma) và vũ trụ (paramatma) chính là yoga.
Phần lớn mọi người đều biết rằng thực hành yoga sẽ làm cho cơ thể khoẻ mạnh, dẻo dai và yoga cải thiện chức năng hoạt động của các hệ hô hấp, tuần hoàn, tiêu hoá, nội tiết. yoga
làm dịu đi sự náo loạn của các xúc cảm và các suy nghĩ mâu thuẫn, đem
lại sự ổn định và sáng suốt cho ý chí của bạn. Ý chí, trong khi chịu
trách nhiệm về các suy tư và những thôi thúc của chúng ta, lại luôn có
khuynh hướng ích kỷ. Đây cũng chính là cội nguồn của những định kiến,
thiên vị, gây ra các nỗi đau và phiền muộn cho cuộc sống đời thường của
chúng ta. Việc thực hành lâu dài yoga sẽ dần dần xóa bỏ được những nỗi
đau khổ này và rèn luyện tinh thần, cảm xúc, trí tuệ và lý trí của chúng
ta, cho phép chúng ta cảm nhận được sự yên tĩnh và sự hợp nhất của bản
thân với môi trường xung quanh.
Các trường phái yoga
Yoga có 7 trường phái. Tuy các trường phái này không phải là trái ngược
lẫn nhau, nhưng vẫn có một chút khác biệt về phương pháp.
1. Raja Yoga của Patanjali
2. Karma Yoga của Shri Krishna
3. Jnana Yoga của Shri Shankaracharya
4. Hatha Yoga
5. Laya Yoga
6. Bhakti Yoga
7. Mantra Yoga
HATHA YOGA là
nền tảng của tất cả các trường phái yoga. Hatha có nghĩa là Mặt trời
(Ha) và Mặt trăng (tha), là cân bằng giữa âm và dương, giữa căng và
giãn, giữa vận động và nghỉ ngơi.
Hatha Yoga bao
gồm một chuỗi các động tác thanh lọc cơ thể và các bài thực hành, và
những phương pháp thở phức tạp, qua cách đó yogi (người tập yoga) có thế
giúp đỡ rất nhiều trong việc làm chủ của thể bề trên đối với phần dưới
của bản thân, và giúp cho cảm hứng và trực giác của thể bề trên phản ánh
trực tiếp vào não bộ. Phải có một sự liên quan hoàn thiện giữa bản thể
bên trong và cơ thể, từng điểm một, và cũng như tâm trí có thể ảnh hưởng
lên cơ thể, một số điều kiện nhất định của cơ thể có thể làm thức tỉnh
trí óc. Yoga này,
trong cách thức thuần tuý và có lợi, sử dụng luật về những tương ứng
đó, nhưng chỉ có những bậc thầy với những khả năng nhìn xuyên suốt những
điều kiện của học trò một cách hoàn thiện và đáng tin cậy, có thể theo
dõi tiến bộ của anh ta và đưa ra những cách thở chính xác và những bài
tập khác mà anh ta phải theo. Không có một người thầy như vậy, người học
trò như là một người bệnh cố gắng tự chữa chạy anh ta bằng cách uống
thuốc một cách ngẫu nhiên. Với sự giúp đỡ của người thầy, sự hài hoà to
lớn giữa bản thể bên trong và cơ thể bên ngoài là có thể đạt được.
Dù ở trường phái nào, các bước căn bản mà một yogi phải theo là:
1.Giới (Yama)
2.Luật (Niyama)
3.Điều thân (Asana)
4.Điều khí (Pranayama)
5.Điều tâm (Pratyahara)
6.Tập trung (Dharana)
7.Thiền (Dhyana)
8.Định (Samadhi)
1- Giới (Yama) hay cấm chế. Những điều răn cấm không được vi phạm: không
sát sinh, không nói dối, không trộm cướp, không tà dâm và không tham.
Những răn cấm này được coi là có giá trị phổ biến, không hạn chế trong
không gian, thời gian hay hoàn cảnh.
2- Luật (Niyama) hay khuyến chế. Thực hiện các khuyến cáo: thanh tịnh, tri túc, khổ hạnh, học tập và tưởng niệm Thượng đế .
3- Điều thân (Asana) là điều nói về các tư thế, chẳng những làm chủ cơ
thể mà còn phục hồi lại tất cả lệch lạc do đời sống mang lại đối với thể
chất, tinh thần và tình cảm.
Có nhiều ngàn tư thế khác nhau , nhưng trên thực tế mỗi vị thầy yoga chỉ
đưa ra vài chục và một yogi chỉ cần tập luyện từ 6 đến 10 tư thế hay
chỉ một tư thế duy nhất (ví dụ tư thế Hoa sen hay Tọa thiền – Padmasana)
tùy theo từng mục tiêu của họ.
Các tư thế này có từ đâu? Từ thời xa xưa, các vị thầy đã nghiên cứu ở
loài vật, thậm chí ở cây cỏ. Họ thấy rằng các quan năng khi đã khai mở
(ngoài ngũ quan con người) sẽ kích thích, xoa nắn các tuyến hạch nằm sâu
trong cơ thể, cộng với sự mềm dẻo của gân cốt, làm cho chúng ta lấy lại
được cái vốn quý báu mà tạo hóa đã ban tặng. Sức khỏe càng tăng tiến
thì mọi tính xấu như bi quan, mặc cảm, lo sợ dần dần bị xóa tan. Điều
chú ý về tư thế , một tư thế dù khó nhất cũng sẽ làm được, hãy chọn cách
nào thích hợp với lứa tuổi mình, tập tuần tự và kiên trì, không nôn
nóng, nếu chưa thực hiện hoàn hảo cũng có tác dụng tốt như đã làm được.
4- Điều khí (Pranayama) kiểm soát và điều hòa hơi thở sau khi thân thể
đã ngồi vững. Nên hiểu “khí” nơi đây trên cả dưỡng khí, là năng lượng vi
tế chỉ có thể dẫn dắt bằng tâm trí đến một nơi hay toàn cơ thể. Luyện
khí khá phức tạp và đa dạng. Người tập nên theo hướng dẫn của chân sư,
vị thầy sẽ đưa ra từng cách vì lộ trình của người này tốt nhưng với kẻ
khác thì không, và cũng tùy theo từng mục tiêu theo đuổi của mỗi cá
nhân.
Bước đầu cơ bản là:
Hít, thở: Chậm, đều và sâu.
Thở ra: Hóp bụng dưới vào (phần rốn).
Hít vào: Phình bụng dưới ra.
Giai đoạn từ hít qua thở, từ thở qua hít: Nín hơi (vừa đủ ở mức không thấy khó chịu).
Chú ý về điều thân và điều khí:
Cố gắng nhưng không quá sức.
Phải chuyên chú vào động tác đang thực hiện.
Thời gian một buổi tập trung cả điều thân và điều khí: Khoảng 30
phút (sáng hoặc chiều) cho mỗi ngày, và 5 hay 6 ngày trong một tuần.
Khi ốm đau hay cơ thể có vấn đề nên tạm ngưng.
Tập luyện đúng sẽ thấy tinh thần phấn chấn, cơ thể khoan khoái, sắc diện tươi hồng. Tập sai sẽ tác dụng ngược lại.
5- Điều tâm (Pratyahara) còn gọi là chế cảm vì phần này kiểm soát và làm
chủ các giác quan, tách chúng ra khỏi các đối tượng ngoại giới, không
buông thả chúng theo bản chất vốn luôn luôn hướng đến các đối tượng. Sự
chế cảm là hướng chúng đến mục tiêu nội tại.
Năm giai đoạn Yoga trên là những bước tu tập về tâm, thuộc ngoại phần tu
tập, cũng gọi là hữu đức Yoga. Ba giai đoạn còn lại thuộc nội phần tu
tập.
6- Tập trung (Dharana) hay chấp trì. Sau khi đã chế ngự được các cảm
quan, tâm không còn tán loạn theo ngoại giới, bấy giờ chuyên chú trên
một đối tượng của tu tập, như chóp mũi, giao điểm hai chân mày, hoa sen
của trái tim, đan điền, hay hình ảnh của thần linh.
Chú ý phần tập trung:
Không áp đặt tâm trí đến mức căng thẳng. Trạng thái phải nhẹ nhàng khoan thai.
Thời gian khoảng 2 phút.
Bậc 6 này phải kết hợp với các bậc chế cảm, điều khí (nhưng đừng để
việc hô hấp chi phối tinh thần), điều thân (tư thế tốt nhất là hoa sen,
nếu không thực hiện được tư thế này, cứ chọn cách nào cảm thấy được “nhẹ
nhàng và thoải mái”).
7- Thiền (Dhyana) hay tĩnh lự. Thiền là trạng thái kéo dài của tập trung
cộng thêm sự suy nghiệm đối tượng, sống với đối tượng đó, hay nói chính
xác hơn là cá nhân thẩm thấu trong đối tượng hoặc đối tượng thẩm thấu
trong cá nhân đến mức độ không còn là hai vật thể riêng biệt.
Thiền có hai loại:
Thiền có đề mục: Bằng cách có một đối tượng như vật thể, ý tưởng, một
phần của cơ thể hay toàn bộ cơ thể của mình (quán nội quan). Nhìn về mặt
thực dụng thì hình thức này là chìa khóa cho sự tiến hóa của nền văn
minh nhân loại. Những phát minh, những bế tắc được tháo gỡ đều phải bằng
hình thức tư duy, suy nghiệm kéo dài hay là thiền có đề mục vậy.
Thiền không đề mục: Tức là không còn đề tài hay đối tượng nữa. Điều lầm
lẫn ở đây là không phải trạng thái tâm thức rỗng không mà phải suy
nghiệm về cái trống không đó.
8- Định (Samadhi : tam ma địa, tam muội) hay đẳng trì , Giai đoạn này là
niềm mơ ước không những của các yogi mà còn của các tín đồ các tôn giáo
khác. Gọi đó là hòa nhập vào “tâm thức của vũ trụ” hay “nhập Niết bàn”
hay “trở về bản lai diện mục” đều có ý nghĩa là đạt đạo. Trên thực tế ít
có người đi tới đỉnh cao này.
Tầng 1 - Trường tiểu học Ngôi sao HN, Lô T1 -
Khu đô thị Trung Hòa Nhân Chính, HN
0977.641.913 - 0904.893900
Tầng 2 - Số 121 Vương Thừa Vũ, quận Thanh Xuân, HN.
0904.893900 - 0904.628347
http://sundayyoga.com.vn/